Nên làm gì khi răng bị nứt?

nen-lam-gi-khi-rang-bi-nut

Nên làm gì khi răng bị nứt?

Răng tôi bị nứt là do đâu, có trám được không? Nếu phải nhổ thì tôi nên phục hình răng bằng phương pháp cắm implant hay làm cầu răng?

Chào BS,
 
Răng tôi bị đau nhức lâu ngày nhưng do chủ quan cứ nghĩ là do đau thần kinh răng nên không đi khám và điều trị.

Cách đây 2 tuần chân răng bị viêm có mủ, đi khám thì nha sĩ kết luận là bị chết tủy và tiến hành lấy tủy và phải trải qua 3 lần. Tuy nhiên, sau khi lấy tủy và đặt thuốc, đến lần cuối cùng là trám răng thì nha sĩ bảo răng bị nứt (xẻ dọc từ trên xuống, vết nứt song song với hàm răng) không thể trám được và chỉ định phải nhổ.

Tôi xin hỏi:

1. Răng bị nứt là do đâu? (Do nha sĩ bất cẩn hay do ăn nhai…)

2. Răng bị nứt nhưng không có tổn thương ở bề mặt và cảm giác vẫn chắc chắn, không bị viêm đau thì có cần phải nhổ bỏ không, có trám được không?

3. Nếu phải nhổ, làm làm cầu răng (mài răng 2 bên chịu lực) thì có bị tiêu xương hàm không, có ảnh hưởng nhiều đến hai răng bên cạnh không?

4. Phương pháp làm cầu răng và phương pháp implant thì phương pháp nào tốt hơn về mặt sức khỏe, ít biến chứng xấu cho cơ thể?

Kính mong bác sĩ trả lời. Xin chân thành cảm ơn nhiều! – (Quang Long – hoanglong…@yahoo.com)

nen-lam-gi-khi-rang-bi-nut

Bạn Long thân mến,

BS sẽ lần lượt trả lời từng câu hỏi của bạn như sau:

1. Nứt răng có thể đã có trước đó nhưng khi chụp phim do góc độ có thể không thấy, đến lần chụp sau góc độ thay đổi một chút lại thấy rõ. Tuy nhiên cũng có thể do bác sĩ hơi mạnh tay, điều này khó kết luận được nếu không có phim chụp trước và sau khi lấy tủy.

2. Răng đã nứt chân răng rồi không có cách nào trám được. Có thể hiện tại bạn không thấy có cảm giác gì lạ nhưng một thời gian nữa chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai rất nhiều. Nhất là trong trường hợp của bạn đã có tình trạng viêm nhiễm xảy ra thì càng không nên giữ lại.

3. Việc tiêu xương hàm xảy ra sau khi đã lấy chân răng ra khỏi xương ổ.

Việc mài cầu răng chỉ có tác dụng tái tạo lại thân răng nên xương vẫn sẽ tiêu đi. Muốn làm cầu răng thì phải mài nhỏ 2 răng bên cạnh. Trong trường hợp 2 răng này có buồng tủy to dẫn đến bị lộ tủy răng sau khi mài thì phải lấy tủy răng. Trong trường hợp này, đương nhiên răng đã lấy tủy thì không bằng răng sống nhưng cũng đã có cầu răng bao bên ngoài bảo vệ răng nên bạn cũng đừng lo lắng quá. Mọi phương pháp đều có ưu, khuyêt điểm, đôi khi để đạt mặt này thì ta phải hy sinh mặt khác vậy.

4. Giữa 2 phương pháp thì làm implant vẫn được khuyến khích hơn vì như đã nói: cầu răng không tái tạo được chân răng trong khi implant thì làm được.

Do vậy ưu điểm chính của implant là ngăn chặn tiêu xương, không cần mài răng bên cạnh…

Cả 2 phương pháp hầu như không có biến chứng gì, đương nhiên là phải đi kèm với việc bạn phải tuân thủ các nguyên tắc giữ gìn vệ sinh răng miệng.

Nếu vệ sinh không tốt, bệnh viêm nha chu có thể gây tiêu xương, lung lay răng trụ hoặc implant dẫn đến phải nhổ bỏ răng trụ, bỏ cầu răng hoặc phải lấy implant ra. Đó là những trường hợp xấu có thể xảy ra nhưng bản thân bạn có thể kiểm soát được nếu chăm sóc răng miệng đúng cách.

Riêng implant, còn 1 khả năng nữa là không tích hợp được với xương (không ổn định trong xương). Lúc đó thì chỉ cần lấy implant ra, tìm hiểu nguyên nhân, chọn loại implant khác hoặc kích cỡ khác phù hợp hơn đặt vào lại.

Điều quan trọng bạn nên hiểu rõ là cho dù bạn lựa chọn cầu răng hay implant thì nó cũng không bằng được răng thật nên bạn phải chăm sóc bảo vệ nó kỹ hơn răng thật. Răng thật có thể hư thì không có lý do gì chúng ta đòi hỏi răng giả không thể hư được.

Thân chào bạn!

BS Đoàn Khánh Ngọc

BACSI.com (Theo Alobacsi)

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết: “Nên làm gì khi răng bị nứt?

Tìm kiếm bài viết khác trong: SiteMaps

Trao đổi text link:

Google PageRank Checker

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *