Ngăn ngừa biến chứng ở người tiểu đường

“Nếu chú trọng dinh dưỡng hợp lý, bạn có thể kiểm soát những vấn đề về tim mạch, béo phì… do thiếu hụt insulin”, bác sĩ Diệp Thị Thanh Bình, Trưởng khoa nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết.

Thưa bác sĩ, khi mắc bệnh đái tháo đường, người bệnh có thể gặp phải biến chứng nào?

– Đó là biến chứng cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đạm trong nước tiểu, suy thận, đục thủy tinh thể, mù mắt, dị cảm, tê tay chân. Kế đó là nhiễm trùng da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân, viêm đa dây thần kinh ngoại biên dẫn đến cắt cụt chi, tử vong. Các chuyên gia tim mạch cho rằng, hơn 50% trường hợp tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim có sự phá hoại ngấm ngầm của bệnh đái tháo đường.

– Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị các biến chứng về tim mạch?

– Bệnh lý đái tháo đường, với tình trạng tăng đường huyết, insulin huyết, stress oxy hóa, rối loạn chuyển hóa mỡ và trạng thái tăng đông, tăng acid béo tự do và kết dính tiểu cầu, có thể đưa đến hậu quả là xơ vữa động mạch và rối loạn co bóp cơ tim. Vì vậy, so với người bình thường, nguy cơ tim mạch ở người tiểu đường cao gấp 2-3 lần ở nam và 3-5 lần nữ. Đặc biệt, người béo phì nếu bị bệnh này sẽ dễ bị ngưng thở khi ngủ, thoái khớp, rối loạn chuyển hóa mỡ và làm đường huyết khó kiểm soát vì tình trạng đề kháng insulin.

– Làm gì để phòng tránh đái tháo đường?

– Bạn nên ăn thực phẩm được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, nấu canh, tránh xào, chiên và bia rượu nhiều. Bên cạnh đó, bạn cần gia tăng các hoạt động thể lực như vận động ít nhất 45 phút một ngày, 5 ngày một tuần. Nếu gặp phải những tình trạng như sạm da vùng cổ (chứng gai đen) và béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ trong máu; phụ nữ vừa sinh con trên 4 kg, bị hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn dung nạp đường huyết hoặc rối loạn đường huyết đói; đồng thời trong gia đình có người bị tiểu đường, bạn nên đi xét nghiệm đường huyết 6 tháng đến một năm một lần.

– Điều quan trọng trong điều trị bệnh là gì?

– Điều trị đái tháo đường là sự kết hợp chặt chẽ giữa chế độ dinh dưỡng. tập luyện và thuốc. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, góp phần kiểm soát đường huyết ổn định, về lâu về dài cũng góp phần làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng. Lưu ý, người đái tháo đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, không được bỏ bữa. Lượng tinh bột nên chiếm 50-60% nhu cầu năng lượng và không lớn hơn 60%, không nhỏ hơn 45%; chất béo: 25-30% nhu cầu năng lượng, hạn chế chất béo bão hòa như mỡ động vật và các loại đã qua chế biến; chất đạm chiếm khoảng 15-20% nhu cầu năng lượng, tránh dùng quá nhiều đạm động vật. Bạn cũng nên chú ý dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu, đậu hũ.

Ngoài ra, bạn cũng nên ăn 3 bữa trong ngày, không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế (ngoại trừ người phải chích insulin nhiều lần trong ngày); tránh tối đa ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin tối); tăng chất xơ, vitamin, vi lượng như rau xanh, hoa quả tươi ít ngọt, các sản phẩm họ đậu… để tránh tăng đường huyết sau ăn. Chế độ ăn này còn làm tăng cảm giác no, giảm năng lượng đưa vào cơ thể nên giúp bệnh béo phì giảm cân. Nếu dùng sữa, bạn nên dùng loại không đường hay sữa được chế biến đặc biệt dành cho bệnh này.

Mai Thương

 Báo VNExpress

Suc Khoe | Sức khỏe và Đời sống | suckhoevadoisong.org

Suckhoevadoisong.org Thông tin tư vấn sức khỏe, gia đình, thông tin y tế, dinh dưỡng, giới tính, sức khỏe sinh sản, cách chữa bệnh, cách phòng bệnh, cách trị bệnh.

“Nếu chú trọng dinh dưỡng hợp lý, bạn có thể kiểm soát những vấn đề về tim mạch, béo phì… do thiếu hụt insulin”, bác sĩ Diệp Thị Thanh Bình, Trưởng khoa nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết.

Thưa bác sĩ, khi mắc bệnh đái tháo đường, người bệnh có thể gặp phải biến chứng nào?

– Đó là biến chứng cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đạm trong nước tiểu, suy thận, đục thủy tinh thể, mù mắt, dị cảm, tê tay chân. Kế đó là nhiễm trùng da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân, viêm đa dây thần kinh ngoại biên dẫn đến cắt cụt chi, tử vong. Các chuyên gia tim mạch cho rằng, hơn 50% trường hợp tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim có sự phá hoại ngấm ngầm của bệnh đái tháo đường.

– Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị các biến chứng về tim mạch?

– Bệnh lý đái tháo đường, với tình trạng tăng đường huyết, insulin huyết, stress oxy hóa, rối loạn chuyển hóa mỡ và trạng thái tăng đông, tăng acid béo tự do và kết dính tiểu cầu, có thể đưa đến hậu quả là xơ vữa động mạch và rối loạn co bóp cơ tim. Vì vậy, so với người bình thường, nguy cơ tim mạch ở người tiểu đường cao gấp 2-3 lần ở nam và 3-5 lần nữ. Đặc biệt, người béo phì nếu bị bệnh này sẽ dễ bị ngưng thở khi ngủ, thoái khớp, rối loạn chuyển hóa mỡ và làm đường huyết khó kiểm soát vì tình trạng đề kháng insulin.

– Làm gì để phòng tránh đái tháo đường?

– Bạn nên ăn thực phẩm được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, nấu canh, tránh xào, chiên và bia rượu nhiều. Bên cạnh đó, bạn cần gia tăng các hoạt động thể lực như vận động ít nhất 45 phút một ngày, 5 ngày một tuần. Nếu gặp phải những tình trạng như sạm da vùng cổ (chứng gai đen) và béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ trong máu; phụ nữ vừa sinh con trên 4 kg, bị hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn dung nạp đường huyết hoặc rối loạn đường huyết đói; đồng thời trong gia đình có người bị tiểu đường, bạn nên đi xét nghiệm đường huyết 6 tháng đến một năm một lần.

– Điều quan trọng trong điều trị bệnh là gì?

– Điều trị đái tháo đường là sự kết hợp chặt chẽ giữa chế độ dinh dưỡng. tập luyện và thuốc. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, góp phần kiểm soát đường huyết ổn định, về lâu về dài cũng góp phần làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng. Lưu ý, người đái tháo đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, không được bỏ bữa. Lượng tinh bột nên chiếm 50-60% nhu cầu năng lượng và không lớn hơn 60%, không nhỏ hơn 45%; chất béo: 25-30% nhu cầu năng lượng, hạn chế chất béo bão hòa như mỡ động vật và các loại đã qua chế biến; chất đạm chiếm khoảng 15-20% nhu cầu năng lượng, tránh dùng quá nhiều đạm động vật. Bạn cũng nên chú ý dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu, đậu hũ.

Ngoài ra, bạn cũng nên ăn 3 bữa trong ngày, không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế (ngoại trừ người phải chích insulin nhiều lần trong ngày); tránh tối đa ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin tối); tăng chất xơ, vitamin, vi lượng như rau xanh, hoa quả tươi ít ngọt, các sản phẩm họ đậu… để tránh tăng đường huyết sau ăn. Chế độ ăn này còn làm tăng cảm giác no, giảm năng lượng đưa vào cơ thể nên giúp bệnh béo phì giảm cân. Nếu dùng sữa, bạn nên dùng loại không đường hay sữa được chế biến đặc biệt dành cho bệnh này.

Mai Thương

 Báo VNExpress

Trao đổi text link:

Google PageRank Checker

Copyright © 2016 ·Magazine Pro Theme · Genesis Framework by StudioPress · WordPress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *