Gian nan đi hiến tinh binh

Gian nan đi hiến tinh binh

Gian nan đi hiến tinh binhGian nan đi hiến tinh binh – Theo các chuyên gia về sản khoa, khảo sát mới nhất về tinh dịch đồ của các cặp vợ chồng đến khám hiếm muộn tại các bệnh viện chuyên khoa trên cả nước cho thấy, có đến 24% trường hợp bệnh nhân có tinh trùng (TT) yếu, ít và dị dạng; 10,1% quý ông không có tinh trùng.

Để điều trị vô sinh cho các trường hợp này, rất cần một lượng tinh trùng từ bên ngoài hỗ trợ. Tại Việt Nam, tuy đã có ba đơn vị điều trị hiếm muộn thành lập Ngân hàng tinh trùng là bệnh viện Phụ sản TW, bệnh viện Từ Dũ và Trung tâm Công nghệ phôi (Học viện Quân Y), nhưng “vốn” của các ngân hàng này lại quá ít.

Anh Mạnh Dũng ở quận Gò Vấp, TP HCM, cho biết, anh phải lùng sục trên mạng nhiều ngày mới tìm được một mối nhận “hiến” tinh trùng. Nói là hiến mối này kể lể hoàn cảnh khó khăn, đề nghị được hỗ trợ một khoản tiền 6 triệu đồng. Tuy nhiên, anh Dũng cho biết, do vợ anh chưa thống nhất chuyện xin tinh trùng nên anh đã ngưng ý định gặp mối này lại.

Anh Phùng Nam, một người từng hiến tặng tinh trùng kể, việc đầu tiên anh phải làm là xét nghiệm máu, có kết quả tốt mới tiến hành làm tinh dịch đồ theo hướng dẫn của bệnh viện. Sau khi giao “sản phẩm” cho bệnh viện, khách hàng được hẹn sang ngày hôm sau quay lại để biết “chất lượng sản phẩm”. Nếu đạt yêu cầu, người cho tinh trùng được hẹn thêm vài hôm nữa mới lấy mẫu thử tinh trùng đầu tiên. Nếu mẫu đầu tiên thành công, khách hàng vẫn phải cho thêm 2 mẫu nữa thì mới hoàn thành nhiệm vụ. Trong thời gian này, người hiến phải kiêng “sinh hoạt” để đảm bảo “chất lượng hàng”.

Không phải ai đi hiến cũng thành công. Anh Nam cho biết, cùng đi với anh có ông do quá căng thẳng nên bỏ cuộc giữa chừng, hoặc không lấy được hoặc sản phẩm kém chất lượng. Theo quy định, 3 tháng sau khi cho mẫu cuối cùng, khách hàng phải đến một lần nữa để kiểm tra các bệnh truyền nhiễm, trong đó quan trọng nhất là HIV. Nếu không phát hiện bệnh thì các mẫu tinh trùng này mới được gửi vào ngân hàng để sử dụng.

Gian nan đi hiến tinh binh 3

Gian nan đi hiến tinh binh

Tìm hiểu tại bệnh viện Từ Dũ thì biết điều kiện đối với người cho tinh trùng cũng đơn giản, chỉ cần tuổi đời từ 20 tuổi đến dưới 55 tuổi, học vấn từ trung học trở lên, không phân biệt độc thân hay đã có gia đình, sức khoẻ bình thường và quan trọng nhất là không được biết ai là người nhận tinh trùng của mình.

Bác sĩ Lê Tấn Cảnh, Trưởng phòng Nam khoa, Khoa Hiếm muộn, bệnh viện Từ Dũ cho biết, ngân hàng tinh trùng hoạt động trên 2 nguyên tắc: người hiến vô danh: không biết và cũng không có quyền đòi hỏi được biết người nhận tinh trùng và tự nguyện. Việc lấy mẫu tinh trùng trữ vào ngân hàng không đơn giản chút nào, vì ngoài vấn đề về sức khoẻ (phải làm một số xét nghiệm, trong đó có cả xét nghiệm về HIV), trình độ văn hóa, người cho cần phải thu xếp thời gian đến bệnh viện ít nhất 6 lần.

Để tránh tình trạng cùng huyết thống, bệnh viện chỉ cho phép mỗi người chỉ được hiến tặng tinh trùng một lần trong đời. Tuy nhiên, phần lớn người đi hiến tinh trùng vẫn mang tâm lý bất an về vấn đề huyết thống khi có một đứa con của mình đang lưu lạc ở đâu đó trong cuộc đời.

Cũng vì lý do này mà từ khi thành lập đến nay, ngân hàng tinh trùng luôn thiếu vốn, bởi nguồn thì không ai chịu hiến, việc lấy tinh trùng lại phức tạp và nhiêu khê. bệnh viện đã giải quyết tình trạng “ách tắc” đó bằng phương cách trao đổi, nghĩa là muốn “vay vốn” từ ngân hàng tinh trùng thì bạn bắt buộc phải vận động người quen “gửi vốn” vào.

Chính vì vậy, đến nay ngân hàng mới chỉ giải quyết được cho 220 trường hợp nhận mẫu dưới hình thức này. Hiện, vẫn còn 50-60 hồ sơ xin tinh trùng nhưng ngân hàng không đáp ứng do bệnh nhân không thể tìm được nguồn “vốn” gửi, buộc phải ngừng việc điều trị.

Tại Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc bệnh viện phụ sản TW cho biết, tỷ lệ nam giới không có tinh trùng trong các ca vô sinh đến khám và điều trị tại bệnh viện chiếm khoảng 10% trong những ca vô sinh, nhưng số người hiến tinh trùng lại gần như không có.

Hiện ngân hàng tinh trùng của bệnh viện chủ yếu lưu giữ mẫu tinh trùng của những người gửi và những mẫu hiến tặng. Tuy nhiên, số này chỉ được phép dùng cho một phụ nữ mang thai. Do vậy, số người có được tinh trùng cũng rất ít, chỉ chiếm khoảng 6-7% trong số người có nhu cầu.

Cũng do ngân hàng không vốn nên nhiều cặp vợ chồng bị hiếm muộn cần nguồn tinh trùng phải chờ đợi rất lâu, có khi cả năm trời. Tình trạng này đã “trói tay” các bác sĩ trong điều trị, bởi kỹ thuật điều trị hiện đã hoàn thiện, chỉ thiếu “vốn” để triển khai.

( Gian nan đi hiến tinh binh – sưu tầm – theo Phụ Nữ TP HCM)

Từ khóa tìm kiếm:

  • hiến tinh trùng ở việt nam
  • benh vo sinh
  • hiến tinh trùng o tphcm

Suc Khoe | Sức khỏe và Đời sống | suckhoevadoisong.org

Suckhoevadoisong.org Thông tin tư vấn sức khỏe, gia đình, thông tin y tế, dinh dưỡng, giới tính, sức khỏe sinh sản, cách chữa bệnh, cách phòng bệnh, cách trị bệnh.

Gian nan đi hiến tinh binhGian nan đi hiến tinh binh – Theo các chuyên gia về sản khoa, khảo sát mới nhất về tinh dịch đồ của các cặp vợ chồng đến khám hiếm muộn tại các bệnh viện chuyên khoa trên cả nước cho thấy, có đến 24% trường hợp bệnh nhân có tinh trùng (TT) yếu, ít và dị dạng; 10,1% quý ông không có tinh trùng.

Để điều trị vô sinh cho các trường hợp này, rất cần một lượng tinh trùng từ bên ngoài hỗ trợ. Tại Việt Nam, tuy đã có ba đơn vị điều trị hiếm muộn thành lập Ngân hàng tinh trùng là bệnh viện Phụ sản TW, bệnh viện Từ Dũ và Trung tâm Công nghệ phôi (Học viện Quân Y), nhưng “vốn” của các ngân hàng này lại quá ít.

Anh Mạnh Dũng ở quận Gò Vấp, TP HCM, cho biết, anh phải lùng sục trên mạng nhiều ngày mới tìm được một mối nhận “hiến” tinh trùng. Nói là hiến mối này kể lể hoàn cảnh khó khăn, đề nghị được hỗ trợ một khoản tiền 6 triệu đồng. Tuy nhiên, anh Dũng cho biết, do vợ anh chưa thống nhất chuyện xin tinh trùng nên anh đã ngưng ý định gặp mối này lại.

Anh Phùng Nam, một người từng hiến tặng tinh trùng kể, việc đầu tiên anh phải làm là xét nghiệm máu, có kết quả tốt mới tiến hành làm tinh dịch đồ theo hướng dẫn của bệnh viện. Sau khi giao “sản phẩm” cho bệnh viện, khách hàng được hẹn sang ngày hôm sau quay lại để biết “chất lượng sản phẩm”. Nếu đạt yêu cầu, người cho tinh trùng được hẹn thêm vài hôm nữa mới lấy mẫu thử tinh trùng đầu tiên. Nếu mẫu đầu tiên thành công, khách hàng vẫn phải cho thêm 2 mẫu nữa thì mới hoàn thành nhiệm vụ. Trong thời gian này, người hiến phải kiêng “sinh hoạt” để đảm bảo “chất lượng hàng”.

Không phải ai đi hiến cũng thành công. Anh Nam cho biết, cùng đi với anh có ông do quá căng thẳng nên bỏ cuộc giữa chừng, hoặc không lấy được hoặc sản phẩm kém chất lượng. Theo quy định, 3 tháng sau khi cho mẫu cuối cùng, khách hàng phải đến một lần nữa để kiểm tra các bệnh truyền nhiễm, trong đó quan trọng nhất là HIV. Nếu không phát hiện bệnh thì các mẫu tinh trùng này mới được gửi vào ngân hàng để sử dụng.

Tìm hiểu tại bệnh viện Từ Dũ thì biết điều kiện đối với người cho tinh trùng cũng đơn giản, chỉ cần tuổi đời từ 20 tuổi đến dưới 55 tuổi, học vấn từ trung học trở lên, không phân biệt độc thân hay đã có gia đình, sức khoẻ bình thường và quan trọng nhất là không được biết ai là người nhận tinh trùng của mình.

Bác sĩ Lê Tấn Cảnh, Trưởng phòng Nam khoa, Khoa Hiếm muộn, bệnh viện Từ Dũ cho biết, ngân hàng tinh trùng hoạt động trên 2 nguyên tắc: người hiến vô danh: không biết và cũng không có quyền đòi hỏi được biết người nhận tinh trùng và tự nguyện. Việc lấy mẫu tinh trùng trữ vào ngân hàng không đơn giản chút nào, vì ngoài vấn đề về sức khoẻ (phải làm một số xét nghiệm, trong đó có cả xét nghiệm về HIV), trình độ văn hóa, người cho cần phải thu xếp thời gian đến bệnh viện ít nhất 6 lần.

Để tránh tình trạng cùng huyết thống, bệnh viện chỉ cho phép mỗi người chỉ được hiến tặng tinh trùng một lần trong đời. Tuy nhiên, phần lớn người đi hiến tinh trùng vẫn mang tâm lý bất an về vấn đề huyết thống khi có một đứa con của mình đang lưu lạc ở đâu đó trong cuộc đời.

Cũng vì lý do này mà từ khi thành lập đến nay, ngân hàng tinh trùng luôn thiếu vốn, bởi nguồn thì không ai chịu hiến, việc lấy tinh trùng lại phức tạp và nhiêu khê. bệnh viện đã giải quyết tình trạng “ách tắc” đó bằng phương cách trao đổi, nghĩa là muốn “vay vốn” từ ngân hàng tinh trùng thì bạn bắt buộc phải vận động người quen “gửi vốn” vào.

Chính vì vậy, đến nay ngân hàng mới chỉ giải quyết được cho 220 trường hợp nhận mẫu dưới hình thức này. Hiện, vẫn còn 50-60 hồ sơ xin tinh trùng nhưng ngân hàng không đáp ứng do bệnh nhân không thể tìm được nguồn “vốn” gửi, buộc phải ngừng việc điều trị.

Tại Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc bệnh viện phụ sản TW cho biết, tỷ lệ nam giới không có tinh trùng trong các ca vô sinh đến khám và điều trị tại bệnh viện chiếm khoảng 10% trong những ca vô sinh, nhưng số người hiến tinh trùng lại gần như không có.

Hiện ngân hàng tinh trùng của bệnh viện chủ yếu lưu giữ mẫu tinh trùng của những người gửi và những mẫu hiến tặng. Tuy nhiên, số này chỉ được phép dùng cho một phụ nữ mang thai. Do vậy, số người có được tinh trùng cũng rất ít, chỉ chiếm khoảng 6-7% trong số người có nhu cầu.

Cũng do ngân hàng không vốn nên nhiều cặp vợ chồng bị hiếm muộn cần nguồn tinh trùng phải chờ đợi rất lâu, có khi cả năm trời. Tình trạng này đã “trói tay” các bác sĩ trong điều trị, bởi kỹ thuật điều trị hiện đã hoàn thiện, chỉ thiếu “vốn” để triển khai.

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Trao đổi text link:

Google PageRank Checker

Copyright © 2016 ·Magazine Pro Theme · Genesis Framework by StudioPress · WordPress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *